Binh sỹ tham gia cuộc tập trận của NATO ở Korzeniewo, miền Bắc Ba Lan hồi đầu năm nay. Ảnh: PAP/TTXVN.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 3/12 cho rằng một thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Ukraine và Nga có thể bao gồm việc Kyiv trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như một giải pháp cho các vấn đề lãnh thổ liên quan đến việc nhượng lại một số vùng lãnh thổ mà Ukraine đã mất.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh đang diễn ra các cuộc thảo luận về những cách khả thi để giải quyết cuộc xung đột đã diễn ra gần ba năm này.
Bà Baerbock nhấn mạnh các điểm chính trong thỏa thuận như vậy có thể bao gồm việc đảm bảo an ninh chính trị và vật chất cho Ukraine, sự hiện diện của quốc tế để đảm bảo sự tuân thủ lệnh ngừng bắn, rút quân, khôi phục cơ sở hạ tầng bị phá hủy cũng như xóa bỏ chính sách trừng phạt.
Ngoại trưởng Đức lưu ý: "Ukraine tự quyết định vì mục đích gì mà họ sẽ ngồi vào bàn đàm phán," đồng thời nhấn mạnh Berlin ủng hộ quyền của Kyiv được xác định lập trường của mình trong các cuộc đàm phán.
Việc Ukraine gia nhập NATO vẫn là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất. Động thái này có thể tăng cường an ninh cho Kyiv và đảm bảo sự bảo vệ đất nước trước các hành động thù địch tiếp theo. Tuy nhiên, phía Nga kiên quyết phản đối điều này.
Ý tưởng về sự hiện diện của quốc tế để giám sát lệnh ngừng bắn cũng đặt ra câu hỏi. Những cơ chế như vậy, như lịch sử cho thấy thường gặp phải vấn đề trong quá trình thực hiện, đặc biệt nếu các bên xung đột không sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Ngày 4/12, tờ Financial Times (FT) đưa tin Tổng Thư ký NATO Mark Rutte cảnh báo Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về mối đe dọa nghiêm trọng nếu đạt thỏa thuận với Nga về Ukraine.
Theo ông Rutte, một thỏa thuận có khả năng đạt được để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine có thể khiến Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran xích lại gần nhau hơn nữa, từ đó tạo ra mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với Mỹ.
Đồng thời, ông nhắc lại quan điểm của lãnh đạo NATO là nên tập trung mọi nỗ lực vào việc chuyển thêm vũ khí cho Ukraine để nước này có được vị thế mạnh khi bước vào tiến trình đàm phán.
https://www.vietnamplus.vn/ngoai-truong-duc-baerbock-am-chi-kha-nang-ukraine-gia-nhap-nato-post998944.vnp
Theo Vietnam+
Donald TrumpDonald John Trump là tổng thống thứ 45 của Mỹ. Trước đó, ông nổi tiếng với vai trò là một tỷ phú doanh nhân, nhà sản xuất chương trình truyền hình. Tên tuổi của Trump được biết đến nhiều qua chương trình truyền hình thực tế The Apprentice với câu nói "You're fired" (bạn đã bị đuổi). Ngoài ra, ông còn có phần sở hữu trong các cuộc thi sắc đẹp như Hoa hậu Hoàn Vũ, Hoa hậu Mỹ...
Bạn có biết: Trump đã hai lần là ứng cử viên cho Giải Emmy, xuất hiện trong các chương trình truyền hình và phim ảnh với tư cách là chính mình nhưng dưới góc độ hài hước.
Ngày sinh: 14/6/1946Đảng phái: Đảng Cộng hòaTài sản: 3,5 tỉ đôla Mỹ (ước tính tháng 5/2017)Vợ: Ivana Zelníčková (1977-1992), Marla Maples (1993-1999), Melania Knauss (2005-hiện tại)Chiều cao: 1,88mFacebookWebsite
NATOTổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (viết tắt: NATO) là một liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 4 tháng 4 năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu (các nước 2 bên bờ Đại Tây Dương). Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập.
Bạn có biết: Trên danh nghĩa,dàn de 36 số 888 NATO là liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài. Thực tế, NATO cũng tổ chức nhiều cuộc tấn công nhằm vào các quốc gia khác dù các quốc gia này chưa hề xâm phạm đến các thành viên như cuộc tấn công Nam Tư năm 1999, Afghanistan năm 2001...
Thành lập: 4/4/1949Trụ sở chính: Bruxelles (Bỉ)Số nước thành viên: 28Triều TiênCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên - còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên hay Bắc Hàn - là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Ở phía nam, nước này giáp biên giới với Hàn Quốc, nước từng cùng là một quốc gia duy nhất với quốc hiệu là Triều Tiên cho tới tận năm 1945. Biên giới phía bắc đa phần giáp với Trung Quốc dọc theo sông Áp Lục và Đồ Môn. Bắc Triều Tiên và Liên bang Nga có chung biên giới dài chỉ 18.3 km dọc theo sông Đồ Môn ở góc đông bắc đất nước. Triều Tiên và Hàn Quốc về lý thuyết vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh sau thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27/7/1953.
Diện tích: 120.540 km²Dân số: 25,49 triệu (WorldBank, 2017)Ngôn ngữ: Tiếng Triều TiênThủ đô: Bình NhưỡngMã điện thoại: 850Trung QuốcThủ đô: Bắc KinhDiện tích: 9.562.900 km²Dân số: 1 tỷ 386 triệu người (WorldBank, 2017)GDP: 12.237 tỷ USD (WorldBank, 2017)Đơn vị tiền tệ: Nhân dân tệMã điện thoại: +86Ngôn ngữ: Tiếng phổ thôngMỹThủ đô: Washington, D.C.Diện tích: 9.833.520 km²Dân số: 325,72 triệu (WorldBank, 2017)GDP: 19.390 tỷ USD (WorldBank, 2017)Đơn vị tiền tệ: USDMã điện thoại: +1Ngôn ngữ: Tiếng AnhPhápThủ đô: ParisDiện tích: 549.100 km²Dân số: 67,12 triệu (WorldBank, 2017)GDP: 2.582 tỷ USD (WorldBank, 2017)Đơn vị tiền tệ: EuroMã điện thoại: +33Ngôn ngữ: Tiếng PhápĐứcThủ đô: BerlinDiện tích: 357.400 km2Dân số: 82,7 triệu (WorldBank, 2017)GDP: 3.677 tỷ USD (WorldBank, 2017)Đơn vị tiền tệ: EuroMã điện thoại: +49Ngôn ngữ: Tiếng ĐứcIranThủ đô: TehranDiện tích: 1.745.200 km2Dân số: 81,16 triệu (WorldBank, 2017)GDP: 439,51 tỷ USD (WorldBank, 2017)Đơn vị tiền tệ: Rial IranNgôn ngữ: Tiếng Ba Tư Đọc tiếp
NATO cảnh báo ông Trump về đe dọa khi thỏa thuận với Nga về Ukraine
0
Một thỏa thuận có khả năng đạt được để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine có thể khiến Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran xích lại gần nhau hơn nữa, từ đó tạo ra mối nguy hiểm nghiêm trọng với Mỹ.
Quân đội Ukraine được lệnh bám trụ ở Kursk đến khi ông Trump nhậm chức
Theo BBC, Các Lực lượng Vũ trang Ukraine được lệnh giữ phần lãnh thổ họ đang kiểm soát ở tỉnh Kursk của Nga cho đến khi ông Trump bước vào Nhà Trắng vào cuối tháng 1/2025.
Lý do khiến Ukraine thay đổi lập trường về đàm phán hoà bình với Nga
0
Từ lập trường cứng rắn đến tín hiệu đàm phán ngoại giao, Tổng thống Zelensky đang điều chỉnh chiến lược để tìm kiếm giải pháp hòa bình trong bối cảnh áp lực ngày càng lớn.
Bạn có thể quan tâm XEM NHIỀUXem thêm
Nổi bật 48 giờTạp chí điện tử Tri thức Cơ quan chủ quản: Hội Xuất bản Việt Nam Giấy phép báo chí: số 75/GP-BTTTT và số 442/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/02/2020 và ngày 29/11/2023 Phó tổng biên tập phụ trách: Lâm Quang Hiếu © Toàn bộ bản quyền thuộc Tri thức
Tòa soạn: Tầng 10, D29 Phạm Văn Bạch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0931.222.666
Giới thiệuLiên hệ: [email protected]
Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu về Chính sách Cookie tại đây
Từ chối Đồng ý