"Biết tự bảo vệ mình khi bị bắt nạt, đe dọa"
Xác định việc giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục, bạo lực học đường cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, Trường THCS Thiệu Khánh (phường Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã xây dựng kế hoạch, hoạt động ngoại khóa, các chương trình, giáo dục kiến thức, kỹ năng.
Đặc biệt, nhà trường chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần, trách nhiệm cho trẻ; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong bảo vệ trẻ em. Tại trường cũng đã xây dựng tổ tư vấn tâm lý học đường.
Học sinh Trường THCS Thiệu Khánh bên góc thi đua của lớp (Ảnh: Hạnh Linh).
"Tổ tư vấn gồm 5 thành viên, có nhiệm vụ theo dõi, lắng nghe những phản ánh của học sinh, phụ huynh. Từ đó, đưa ra những lời khuyên bổ ích, cách xử lý tình huống văn minh, phù hợp với độ tuổi, môi trường học đường", bà Đỗ Việt Hà, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Thiệu Khánh, chia sẻ.
Bà Hà cho biết, ở độ tuổi 11-15, hầu hết học sinh có sự thay đổi về tâm, sinh lý, phát sinh nhiều vấn đề về mặt hành vi. Đặc biệt, trong thời điểm bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các em được tiếp cận sớm với công nghệ, nền tảng số, giúp phát triển các kỹ năng công nghệ, mang lại nhiều cơ hội học tập, giao tiếp.
Tuy nhiên, trên nền tảng số cũng xuất hiện không ít những nguy cơ tiềm ẩn xâm hại tình dục trẻ em. "Hậu quả của việc bị xâm hại tình dục và bạo lực học đường là rất lớn. Trẻ bị xâm hại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần, tính mạng", bà Hà chia sẻ.
Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường tại Trường THCS Thiệu Khánh (Ảnh: Trường THCS Thiệu Khánh).
Theo bà Hà, tháng 3 vừa qua, nhà trường phối hợp với Học viện Tư pháp (Bộ Tư pháp) tổ chức chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, buffalo grand slot machine trợ giúp pháp lý về phòng, Hit Club go88 chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường cho gần 700 học sinh, go88 com giáo viên.
Qua chương trình, go88 tài xỉu vip học sinh,đăng nhập slot go88 giáo viên, cán bộ nhà trường được trang bị kiến thức, kỹ năng để phòng, chống bạo lực, kỹ năng tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại. Từ đó nâng cao nhận thức, kiến thức và thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực, tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh.
Em Nguyễn Đỗ Bảo Quyên, lớp 6B, Trường THCS Thiệu Khánh, cho biết, trong những buổi chào cờ, sinh hoạt hàng tuần và hoạt động ngoại khóa, em được các thầy, cô giáo chia sẻ về vấn đề bạo lực học đường; các biểu hiện, thủ đoạn xâm hại trẻ em, hướng dẫn cách nhận diện, ứng phó với các tình huống thực tế về lạm dụng tình dục.
"Sau buổi sinh hoạt, em hiểu, biết được những biểu hiện,Đăng ký Go88 hành vi xấu gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của trẻ; cách phòng, tránh trước những tình huống xấu, nguy hiểm. Đặc biệt, em biết tự bảo vệ mình khi bị bắt nạt, đe dọa, mạnh dạn tìm người tin cậy giúp đỡ, không che giấu sự việc", Bảo Quyên cho hay.
Hướng đến xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc"
Theo bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), trường học không chỉ giảng dạy kiến thức mà còn là nơi trang bị cho học sinh những kỹ năng sống, trong đó có nội dung về phòng chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường.
Bà Hiền cho biết, xâm hại tình dục, bạo lực học đường đang là vấn đề "nóng" được xã hội quan tâm. Việc học sinh, giáo viên hiểu biết kiến thức pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường sẽ là tiền đề để xây dựng một "Trường học hạnh phúc".
Phòng tư vấn tâm lý học đường tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Ảnh: Hạnh Linh).
"Môi trường giáo dục hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, xâm hại tình dục. Khi ở trường, cả thầy, cô và trò đều thỏa sức sáng tạo trong học tập, theo đuổi đam mê. Ở môi trường đó, học sinh, giáo viên đều được yêu thương, an toàn, tôn trọng", bà Hiền nêu quan điểm.
Hướng tới mô hình "Trường học hạnh phúc", học sinh thân thiện, tích cực, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã xây dựng phòng tư vấn học đường và hỗ trợ học sinh khuyết tật, lập các chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như phòng cháy, chữa cháy, an toàn giao thông, học sinh "nói lời hay, làm việc tốt".
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi trong chương trình ngoại khóa về phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường (Ảnh: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi).
Những nội dung của chuyên đề sẽ được nhà trường lồng ghép trong chương trình ngoại khóa, các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể. Đặc biệt, tháng 12/2022, nhà trường phối hợp với Học viện Tư pháp mời chuyên gia về kỹ năng sống, tổ chức chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý về phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường cho học sinh.
"Các tiết học chuyên đề, giáo dục kỹ năng sống không chỉ giúp học sinh, giáo viên nắm vững kiến thức pháp luật mà còn trang bị những kỹ năng mềm cần thiết để giải quyết các rủi ro và thách thức khi gặp phải", bà Hiền bộc bạch.
Với mục tiêu xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, những năm qua phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các trường đẩy mạnh triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục kỹ năng an toàn, phòng, chống xâm hại trẻ em.
Thống kê của Phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa cho thấy, 100% các trường học đã triển khai lồng ghép vào các môn học như: ngữ văn, giáo dục công dân, hoạt động trải nghiệm... Tổ chức tuyên truyền thông qua các tiết học ngoại khóa, chương trình văn nghệ, trên mạng xã hội.
Xây dựng "Trường học hạnh phúc" là mục tiêu của ngành GD&ĐT thành phố Thanh Hóa (Ảnh: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi).
Ngành GD&ĐT thành phố cũng tăng cường phối hợp với công an, các hội đoàn thể, các trung tâm tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục đạo đức lối sống, phòng chống cháy nổ, phòng chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường, luật an toàn giao thông tới học sinh,…
Nhờ làm tốt việc truyền thông giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường, nhiều năm qua trên địa bàn thành phố Thanh Hóa không xảy ra tình trạng trẻ em bị lạm dụng, xâm hại tình dục và bạo lực học đường. Học sinh được an toàn, vui vẻ khi đến trường.